1/ Bài viết này dành cho ai!
2/ Nguyên lý của QC Facebook (Facebook = fây búc)
3/ Bản chất các khái niệm đơn giản mà không phải ai cũng hiểu.
4/ Cách đánh giá hiệu quả (KPI ads) đơn giản.
————
Phần 1: Bài viết này dành cho ai?
– Bài viết này cực kỳ thích hợp cho newbie, người mới tìm hiểu về QC. (Vì mình nói chủ yếu là nguyên lý, và các yếu tố logic của QC chứ k đi sâu vào kỹ thuật)
– Dành cho các marketer In-house, ngân sách QC trên 100M/ tháng và làm cho thương hiệu bài bản không black. (Vì ngân sách nhỏ có thể có sự khác biệt về quy trình và hiệu quả khi scale up).
– Dành cho ngành hàng có giá trị đơn hàng từ vài chục triệu – vài chục tỉ (vì đây là kinh nghiệm của mình trên ngành hàng).
————
Phần 2: Nguyên lý QC Facebook.
Quay lại về nền tảng tiếp thị chút nào!
Marketing tạm diễn giải là mang các GIÁ TRỊ SẢN PHẨM (lý tính, cảm tính, nhu cầu xã hội khác) đến với nhóm KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU thông qua các KÊNH (cụ thể ở đây là Kênh Digital Ads -> Facebook Ads).
Vậy: Một chiến dịch hiệu quả, không còn phụ thuộc toàn phần vào cách set ads, vì tỉ trọng lúc này chiếm 1-2 phần trong tổng 3 phần.
Nói cách khác: Cần chú trọng đến tận 4 yếu tố:
– Sản phẩm (giá trị lý tính, cảm tính, thương hiệu, promotion kèm theo,….)
– Target Audience (Nhân khẩu, look a like, các tệ trích xuất từ data Facebook).
– Cách triển khai nội dung (content ads: Video, text, image, story, file…)
– Phương pháp setup camp (camp = campaign = chiến dịch QC): Quy trình ads, quy trình testing về content, ngân sách, tệp & thu tệp,…
Vậy nên: Sản phẩm ngon, chính sách bán hàng ngon -> Target & set camp sẽ nhàn hơn -> hiệu quả cao hơn.
Ví dụ 1: Ngày ngay, đối với sự thông minh của Facebook + Ngân sách Ads lớn thì tỉ trọng của TA, Set camp trong QC ngày càng giảm đi. Chủ yếu Hiệu Quả chỉ còn ở Content & Product, Promotion.
Ví dụ 2: Ngân sách nhỏ, làm In-House sản phẩm cố định không thể R&D thêm 1 sớm 1 chiều. Vậy phải chú trọng vào testing dạng Content phù hợp và quy trình tối ưu ads để tìm ra chiến dịch hay kiểu seting hiệu quả sau đó mới scale (mục đích vẫn là sử dụng tiền hiệu quả).
Các bạn có thể dựa vào các yếu tố xoay quanh 4 trụ cột trên để suy luận thêm cho ngân sách nhỏ và nhiều trường hợp khác nhé.
Nguyên lý 2: Facebook là nền tảng “săn bắ- n” tức là khi nó phát hiện người dùng có nhu cầu (thông qua chat, thông qua voice, thông qua các truy vấn,…) nó sẽ mang mẫu ads tương thích đến cho user. Vậy nên NHU CẦU cũng là một yếu tố quan trọng gắn liền với Target Audience.
——————
Phần 3: Một số bản chất của khái niệm thường nghe trong QC Facebook.
- Tối ưu: sử dụng nguồn lực (tiền) hiệu quả hơn, bản chất chính là mang đúng content đến đúng người dùng có nhu cầu trong một lượng ngân sách có hạn.
-> Suy ra: Testing kỹ rồi mới scale up, chính là với khf vọng sẽ dùng tiền hợp lý cho một nội dung hiệu quả sau testing, để mang đến một nhóm KH phù hợp sau testing. -> Cần testing 3 vấn đề: Content, ngân sách, tệp.
- Testing hay A/B testing: tìm ra một cái gì đó hiệu quả hơn cái còn lại.
-> Suy ra: Test title thì giữ nguyên mọi thứ đổi title, test hình thì giữ nguyên mọi thứ đổi hình, test tệp thì giữ nguyên mọi thứ đổi tệp.
Một số khái niệm bạn cần quan tâm:
- CPM (cost per mile): chi phí cho 1000 lượt hiển thị trên Facebook.
- CTR: tỉ lệ nhấp.
- CPR: chi phí cho mỗi kết quả.
- Tần suất: số lần hiển thị quảng cáo cho mỗi user.
- Lead: Đơn hàng/ sđt/ lượt tải app/ lượt đăng ký/… này tuỳ cty và ngành hàng tính khác nhau.
Vậy: Mỗi chỉ số đều đang muốn nói với bạn cái gì đó hãy cố gắng suy luận.
VD:
– CPR Thấp -> Cần chú ý content chưa đủ hấp dẫn khiến người dùng nhấp.
– CPM Cao -> Xem lại tệp quá hẹp và target quá kỹ. (Sẽ tốt nếu áp dụng có chủ đích như remarketing hay target sâu).
– CPR thấp (mess nhiều) nhưng không ra Lead: cần kiểm tra tệp và cách set QC.
….
Lưu ý: Mục đích cuối của perfomance ads là phải có chuyển đổi (lead), các chỉ số tốt khi tỉ lệ chốt đơn (lead) cao, có thể bỏ qua các yếu tố nhỏ không tốt.
Đây cũng là yếu tố quyết định nên giữ camp hay tắt camp.
———————
Phần 4/ KPI ads:
– KPI ads dựa vào mục tiêu của camp (VD: chạy lead, chạy like, chạy Brand,…)
Tuy nhiên: Đối với ngành hàng cao cấp, các sản phẩm liên quan đến thẫm mỹ, hay các cty có ngân sách lớn và mục tiêu chiến dịch là chạy thu về lead (sđt). Chúng ta nên chú trọng ở KPI về Chi Phí/ Lead
Tránh đo quá nhiều ảnh hưởng đến tâm lý set ads & người thiết lập KPI cũng cần hiểu rõ nền tảng.
Ưu: KPI theo Chi phí/ lead. Giúp đo lường dựa trên kết quả quan trọng, quản trị tinh gọn, ads thủ được nhiều quyền hạn trọng việc chủ động các công tác triển khai ads (testing, scale, audit,…)
Nhược: Cần ads thủ chủ động đo lường và điều chỉnh kịp thời, cũng như khả năng chuyên môn, tư duy logic tốt để có thể tinh chỉnh các công tác chi tiết từ đó mang về hiệu quả tổng thể tốt hơn.
Tại sao mình không đề cập đến chi phí trên mess (nếu camp mess). Vì đối với ngân sách lớn nhưng lượng nhu cầu nhỏ không tương thích, FB có xu hướng bị ép phải tiêu hết số tiền thừa -> dẫn đến mess có thể rẻ nhưng tin nhắn rác không ra đơn.